Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương mới nhất? Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân có được bảo đảm bí mật không?
Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương mới nhất?
Tham khảo Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương mới nhất
Xem và tải Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương
Đơn xin xác nhận dân sự thường được sử dụng cho mục đích gì?
- Làm hồ sơ xin việc;
- Xác nhận lý lịch của cá nhân công dân;
- Làm hồ sơ kết nạp Đảng: đơn xác nhận dân sự thể hiện cá nhân có đạo đức, kỷ luật tốt; chấp hành đường lối của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật, không có tiền án, tiền sự;
- Làm hồ sơ tốt nghiệp;
- Làm căn cứ xác nhận nhân thân: ông bà, cha mẹ, tình trạng hôn nhân;
- Làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động…
*Thông tin về Mẫu đơn xin xác nhận dân sự mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương mới nhất? Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân có được bảo đảm bí mật không? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận dân sự? Công dân có quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân trong CSDL về cư trú không?
Khi xin xác nhận dân sự, công dân cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân, đồng thời trình bày rõ nguyện vọng xin xác nhận dân sự để được xem xét và giải quyết. Cụ thể, khi điền mẫu đơn xin xác nhận dân sự, công dân cần lưu ý những điểm sau:
- Mục thông tin cá nhân: Cần điền đầy đủ các thông tin bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, CCCD, nghề nghiệp, địa chỉ, nơi làm việc, v.v.
- Thông tin nhân thân: Cần cung cấp đầy đủ thông tin của bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng (nếu có), bao gồm họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú, nơi làm việc của từng người.
- Mục đích xin xác nhận: Người làm đơn cần trình bày rõ lý do xin xác nhận dân sự, nêu rõ nguyện vọng đối với cơ quan có thẩm quyền về việc xác nhận các thông tin cụ thể.
- Phần cuối đơn: Người làm đơn cam kết rằng các thông tin đã cung cấp là chính xác và đúng sự thật, sau đó ký tên, ghi rõ họ tên và ngày tháng làm đơn.
Công dân có quyền được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú không?
Căn cứ Điều 8 Luật Cư trú 2020 về quyền của công dân về cư trú như sau:
Quyền của công dân về cư trú
1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công dân được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được cơ quan có thẩm quyền áp dụng là gì?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
b) Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
c) Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
d) Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;
đ) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
- Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
- Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
- Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện;
- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?