Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội? Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm viết thế nào?
- Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội?
- Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác viết thế nào? Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là bao lâu?
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội?
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội.
Có thể tham khảo Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội dưới đây:
TẢI VỂ: Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng xã hội? Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm viết thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác viết thế nào? Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là bao lâu?
Cách viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác:
Khi làm Đơn tố cáo, cần lưu ý ghi đầy đủ, chính xác thông tin của bên tố cáo, trường hợp biết rõ thông tin của bên bị tố cáo thì ghi nội dung thông tin này vào.
Đặc biệt, nội dung đơn tố cáo phải được trình bày khoa học, rõ ràng, diễn tả lại hành vi phạm tội theo trình tự không gian thời gian cụ thể để qua đó, cơ quan chức năng xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật để tiến hành xem xét, thẩm định đơn theo quy định.
Tùy thuộc vào vụ việc tố cáo, chi tiết nội dung đơn tố cáo sẽ không giống nhau, tuy nhiên, thông thường mỗi đơn tố cáo sẽ gồm các nội dung sau:
- Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo;
- Thông tin của cá nhân/tổ chức làm đơn tố cáo và cá nhân/tổ chức bị tố cáo, gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…
- Nội dung tố cáo;
- Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
- Chứng cứ kèm theo (nếu có)
- Cam đoan thông tin tố cáo là đúng sự thật;
- Chữ ký của người làm đơn tố cáo.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là 01 năm.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác cụ thể như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác trên mạng xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù lên đến 05 năm.
Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo hồ sơ mời thầu có nằm trong hồ sơ thẩm định phê duyệt không? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm nội dung nào?
- Người gây mất trật tự công cộng ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao bị xử phạt bao nhiêu?
- Việc lập hồ sơ nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư được pháp luật quy định như thế nào?
- Dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 15 gồm những dự án nào?
- Mẫu Báo cáo thống kê số phong trào thi đua? Hướng dẫn ghi Báo cáo thống kê số phong trào thi đua theo Thông tư 2 Bộ Nội vụ?