Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?
Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện là mẫu nào?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện, tuy nhiên, căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo chiêu trò lừa gạt nhằm chiếm đoạt tài sản với các nội dung sau đây:
Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Theo đó, đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm tố cáo
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
TẢI VỀ: Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện
Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm?
Người có hành ăn chặn tiền từ thiện được xem là người có hành vi nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt chiếm đoạt tiền từ thiện để dùng cho mục đích cái nhân mà không dùng cho mục đích từ thiện.
Do đó, người có hành hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cụ thể như sau:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017): Mức phạt đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản.
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Hành vi ăn chặn tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện mà không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ.
Theo đó, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nêu trên thì mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù, đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mẫu đơn tố cáo người ăn chặn tiền từ thiện? Ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ đi tù mấy năm? (Hình từ Internet)
Tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ phải công khai tổng số tiền đã nhận khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
...
4. Thời điểm công khai:
a) Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
b) Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
c) Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
d) Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
...
Theo đó, tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Theo đó, tổ chức nhận tiền từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn do bão lũ phải công khai tổng số tiền đã nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận, đồng thời công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?