Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam được quy định như thế nào?
Có bao nhiêu nhóm Giấy phép vận tải qua biên giới?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (cụm từ "Giấy phép vận tải thủy qua biên giới" bị thay thế bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) thì Giấy phép vận tải qua biên giới được chia thành 03 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Giấy phép cho phương tiện đi lại nhiều lần, với thời hạn tối đa là mười hai (12) tháng.
- Nhóm 2: Giấy phép cho phương tiện đi một chuyến, với thời hạn tối đa là sáu mươi (60) ngày.
- Nhóm Đặc biệt: Giấy phép cho các phương tiện chở hàng nguy hiểm, với thời hạn tối đa là sáu mươi (60) ngày.
Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam thì nộp đơn ở đâu? (Hình từ internet)
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (cụm từ "Giấy phép vận tải thủy qua biên giới" bị thay thế bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) quy định như sau:
Thủ tục gia hạn thời gian lưu lại lãnh thổ Việt Nam cho phương tiện vận tải thủy của Campuchia
1. Phương tiện của Campuchia quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng … không sửa chữa kịp) được gia hạn 01 (một) lần với thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết hạn.
2. Hồ sơ bao gồm: Giấy phép vận tải qua biên giới; Giấy đăng ký phương tiện; Đơn đề nghị gia hạn theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này.
...
Và căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BGTVT) quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
...
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 05 (năm) Phụ lục, bao gồm:
a) Phụ lục I: Danh mục các tuyến đường thủy quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng;
b) Phụ lục II: Danh sách hành khách tuyến cố định;
c) Phụ lục III: Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải qua biên giới;
d) Phụ lục IV: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam;
đ) Phụ lục V: Giấy phép vận tải qua biên giới.
Theo quy định trên thì phương tiện của Campuchia quá thời gian lưu hành tại Việt Nam nếu có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng … không sửa chữa kịp) được gia hạn 01 (một) lần với thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết hạn.
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam là Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TT-BGTVT (thay thế cho Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 08/2012/TT- BGTVT).
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam: Tải về
Tổ chức, cá nhân muốn gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam thì nộp đơn ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 08/2012/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2013/TT-BGTVT) quy định như sau:
Thủ tục gia hạn thời gian lưu lại lãnh thổ Việt Nam cho phương tiện vận tải thủy của Campuchia
...
3. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp cho Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện gặp sự cố;
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải Campuchia - Việt Nam của chủ phương tiện hoặc thuyền trưởng với đầy đủ thông tin về phương tiện, thuyền viên, hàng hóa hoặc hành khách, ngày nhập cảnh vào Việt Nam, diễn biến sự cố, thời gian đề nghị lưu lại Việt Nam, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện đề nghị lưu lại, tiến hành kiểm tra tình hình thực tế và ra văn bản cho phép phương tiện lưu lại Việt Nam, với thời gian tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Thẩm quyền gia hạn: Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phương tiện gặp sự cố.
Theo quy định trên thì khi tổ chức, cá nhân muốn gia hạn giấy phép vận tải qua biên giới Campuchia - Việt Nam thì nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp cho Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện gặp sự cố.
Ngoài ra, sau khi nhận được đơn đề nghị gia hạn Giấy phép vận tải Campuchia - Việt Nam của chủ phương tiện hoặc thuyền trưởng với đầy đủ thông tin về phương tiện, thuyền viên, hàng hóa hoặc hành khách, ngày nhập cảnh vào Việt Nam, diễn biến sự cố, thời gian đề nghị lưu lại Việt Nam.
Thì trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa nơi phương tiện đề nghị lưu lại, tiến hành kiểm tra tình hình thực tế và ra văn bản cho phép phương tiện lưu lại Việt Nam, với thời gian tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày;
Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?