Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất mới nhất hiện nay?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất gồm những tài liệu nào?
- Thời hạn cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất là bao lâu?
- Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất được quy định tại Mẫu 03 Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất mới nhất hiện nay:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất gồm những tài liệu được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về cấp lại giấy phép như sau:
Cấp lại giấy phép
1. Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
2. Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại (01 bộ) bao gồm:
Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);
b) Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép;
c) Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp lại;
- Bản sao giấy phép đã cấp (nếu có).
Thời hạn cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất là bao lâu?
Thời hạn cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP có quy định về cấp lại giấy phép như sau:
Cấp lại giấy phép
...
3. Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp lại giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh do bị mất là trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ nào?
Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 16 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 9 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
1. Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
3. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này
5. Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ sau:
- Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
- Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này
- Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?