Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ mới nhất?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ mới nhất?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ gồm những gì?
- Thời hạn cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ là bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ mới nhất?
Theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ mới nhất có dạng như sau:
Tải mẫu tại đây
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ gồm những gì?
Theo Điều 24 Nghị định 142/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó.
+ Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
+ Bản sao tài liệu chứng minh xuất xứ của nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
+ Bản sao hợp đồng mua bán hoặc văn bản thỏa thuận về việc chuyển giao, tiếp nhận nguồn phóng xạ giữa tổ chức, cá nhân xuất khẩu phía Việt Nam với tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn ở nước ngoài.
+ Trường hợp xuất khẩu nguồn phóng xạ thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo QCVN 06:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn: Bản sao văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cấp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Công việc bức xạ (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ là bao lâu?
Việc cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ được thực hiện trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 142/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ tương ứng được quy định từ Điều 15 đến Điều 27 của Nghị định này.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết và trả kết quả
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục VI của Nghị định trong thời hạn sau đây:
- 15 ngày đối với nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh;
- 25 ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;
- 30 ngày đối với vận chuyển;
- 45 ngày đối với các công việc bức xạ khác.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Đồng thời thông báo bằng văn bản mức phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đối với hoạt động nhập khẩu chất phóng xạ trong thời hạn 15 ngày.
Trường hợp không cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?