Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được mua rượu của cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được mua rượu của cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại không?
Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp có được mua rượu của cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại không, thì được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp
1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Được mua trong nước hoặc nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
4. Được mua rượu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
5. Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
6. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp được quyền mua rượu của cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 và khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên.
Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?