Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
- Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
- Ai có quyền cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên là mẫu 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên mới nhất 2023.
Lưu ý: Ngoài mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép còn bao gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 02/2023/NĐ-CP sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
...
Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên được hướng dẫn theo quy định tại mẫu 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh.
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp….. xã/phường....huyện/quận....tỉnh/thành phố…. nơi bố trí công trình khai thác nước dưới đất; trường hợp công trình khai thác bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể số lượng giếng khai thác trên từng đơn vị hành chính.
(3) Ghi rõ khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản …..; trường hợp khai thác nước dưới đất để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tầng chứa nước khai thác; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ lưu lượng khai thác trong từng tầng chứa nước.
(5) Ghi rõ số lượng giếng khai thác hoặc số hố đào/hành lang/mạch lộ/hang động; trường hợp khai thác nước dưới đất trong nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ số lượng giếng trong từng tầng chứa nước.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên? (Hình từ Internet)
Ai có quyền cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên?
Thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên được xác định theo quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?