Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài hiện nay là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ vào điểm n khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2021/TT- BTP quy định về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài như sau:
Thay thế Mẫu TP-LS-18 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2021/TT- BTP bằng Mẫu TP-LS-18-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP.
Theo đó, mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài hiện nay là Mẫu TP-LS-18-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP cụ thể như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài hiện nay tại đây. Tải về
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 có quy định như sau:
Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài
1. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn năm năm và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.
3. Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
5. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải được gửi đến Bộ Tư pháp chậm nhất ba mươi ngày trước khi hết thời hạn hoạt dộng ghi trong Giấy phép. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;
b) Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
c) Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối gia hạn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài sẽ bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
- Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
(1) Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
(2) Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
(3) Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
(4) Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
(5) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.
(6) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
(7) Chấp hành quy định của Luật Luật sư 2006 và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
(8) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
(9) Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
(10) Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
(11) Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
(12) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?
- 5 Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ? Yêu cần cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 6?
- Bài phát biểu Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4? Bài phát biểu ý nghĩa? Chính sách nhà nước về người khuyết tật thế nào?