Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép CITES được thực hiện theo mẫu nào? Giấy phép nhập khẩu có hiệu lực tối đa bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép CITES được thực hiện theo mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép CITES được thực hiện theo Mẫu 12 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép CITES.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép CITES được thực hiện theo mẫu nào? Giấy phép nhập khẩu có hiệu lực tối đa bao lâu? (hình từ internet)
Giấy phép CITES nhập khẩu có hiệu lực tối đa bao lâu?
Hiệu lực của Giấy phép CITES nhập khẩu được quy định tại Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP như sau:
Giấy phép, chứng chỉ CITES
1. Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã hoá, ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm quy định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục CITES. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ thông tin, có chữ ký, họ và tên của chủ cơ sở nuôi, trồng.
3. Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước quy định theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho các mẫu vật tiền Công ước.
4. Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
5. Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES.
6. Cơ quan cấp giấy phép CITES, chứng chỉ mẫu vật tiền công ước là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
7. Cơ sở chế biến, kinh doanh trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm.
Theo quy định này thì hiệu lực tối đa của giấy phép CITES nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện ra sao?
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép:
a) Đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này;
c) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ ngoại giao: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật loài thuộc Phụ lục I CITES; bản sao bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học; văn bản xác nhận quà biếu, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ quan hệ ngoại giao;
d) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nộp thêm bản sao quyết định cử đi tham dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy mời tham dự của tổ chức nước ngoài; bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES;
đ) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp;
e) Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước: Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật.
3. Trình tự tiếp nhận hồ sơ cấp phép:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
b) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết;
c) Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép. Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc;
d) Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị, đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?