Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là mẫu nào theo quy định pháp luật?
- Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được quy định như thế nào?
- Hồ sơ và thủ tục đề nghị áp dụng phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đối với dự phòng phí chưa được hưởng được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được quy định như thế nào?
Theo căn cứ tại Điều 43 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe
1. Dự phòng toán học:
Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.
2. Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định này, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
3. Dự phòng bồi thường:
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;
b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1. Dự phòng phí chưa được hưởng:
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng phí chưa được hưởng trong dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được lập theo hai cách sau đây:
- Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;
- Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là mẫu nào theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Hồ sơ và thủ tục đề nghị áp dụng phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đối với dự phòng phí chưa được hưởng được quy định như thế nào?
Hồ sơ và thủ tục đề nghị áp dụng phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đối với dự phòng phí chưa được hưởng được quy định theo Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
*Hồ sơ đề nghị áp dụng phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe gồm:
- Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán. Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
* Thủ tục đề nghị áp dụng phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đối với dự phòng phí chưa được hưởng được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không phù hợp với quy định của Nghị định này thì thực hiện đăng ký lại với Bộ Tài chính trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký Nghị định này, áp dụng cho năm tài chính từ ngày 01 tháng 01 năm 2023. Quy định này không áp dụng đối với dự phòng đối với phần liên kết chung.
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm đã phát sinh trước ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tiếp tục trích lập dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng bảo hiểm sức khỏe được quy định tại Phụ lục IX được ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ: Mẫu đơn đề nghị áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?