Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc mới nhất? Thời gian thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp là bao lâu?
Biên bản thỏa thuận thử việc là gì?
Biên bản thỏa thuận thử việc là văn bản ghi nhận sự đồng ý giữa người sử dụng lao động và người lao động về các điều khoản liên quan đến việc làm trong qua trình thử việc.
Biên bản thỏa thuận thử việc nhằm ghi nhận sự đồng thuận về vị trí công việc, thời gian thử việc, mức lương và điều kiện làm việc. Biên bản còn là cơ sở để đánh giá khả năng làm việc của người lao động trước khi ký hợp đồng chính thức, tránh tranh chấp lao động trong thời gian thử việc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc mới nhất?
Tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận thử việc mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc mới nhất
Thời gian thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp là bao lâu?
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, thời gian thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp là không quá 180 ngày.
Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc mới nhất? Thời gian thử việc đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp là bao lâu? (hình từ internet)
Trong thời gian thử việc công ty hủy bỏ hợp đồng thử việc có cần báo trước không?
Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường
Lưu ý:
Người lao động có các quyền và nghĩa vụ sau theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2025?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục có được yêu cầu người tiêu dùng thanh toán trước khi cung cấp dịch vụ không?
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có chức năng gì? Văn phòng có tư cách pháp nhân không?
- Tiêu chuẩn của công tác xã hội viên chính về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu được quy định như thế nào? Hạn tuổi phục vụ đối với người làm công tác cơ yếu là bao nhiêu?