Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật?

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật? Phương pháp và nguyên tắc thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở này? câu hỏi của anh V (Nghệ An).

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật?

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

PHỤ LỤC II

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Loại hình cơ sở

Ký hiệu

Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật

BB 1.1

Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn

BB 1.2


Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm thủy sản


Như vậy, mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật là Mẫu BB 1.1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT:

Tải về Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật?

Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật? (hình từ internet)

Phương pháp và nguyên tắc thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật?

Cũng tại Mẫu BB 1.1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về phương pháp và nguyên tắc thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật như sau:

Ghi biên bản thẩm định:

- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.

- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.

- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thẩm định.

Nguyên tắc đánh giá:

- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].

- Dùng ký hiệu X hoặc đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.

- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (Đạt), Mi (Lỗi nhẹ), Ma (Lỗi nặng), Se (Lỗi nghiêm trọng).

Lưu ý: Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi nhóm chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với nhóm chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột ‘Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục”.

Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật được đánh giá đảm bảo an toàn thực phẩm khi thuộc loại nào?

Tại Điều 8 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về các hình thức xếp loại điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản như sau:

Các hình thức xếp loại
1. Các hình thức xếp loại gồm
a) Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
b) Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
c) Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được nêu tại tài liệu hướng dẫn thẩm định, xếp loại và hoàn thiện biên bản thẩm định quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Đồng thời tại Mẫu BB 1.1 thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn xếp loại như sau:

3.1. Cơ sở đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B
3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:
- Không có lỗi Nặng và lỗi Nghiêm trọng;
- Tổng số sai lỗi Nhẹ (Mi) không quá 05 chỉ tiêu.
3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Không có lỗi Nghiêm trọng và
- Một trong Hai trường hợp sau:
+ Không có lỗi Nặng, số lỗi Nhẹ lớn hơn 05 chỉ tiêu; hoặc
+ Số lỗi Nặng không quá 03 chỉ tiêu và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 08 chỉ tiêu.
3.2. Cơ sở xếp chưa đủ điều kiện: Khi cơ sở xếp loại C
3.2.1.Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:
- Có lỗi Nghiêm trọng hoặc
- Một trong các trường hợp sau:
+ Có số lỗi Nặng ≥ 04 chỉ tiêu; hoặc
+ Có dưới hoặc bằng 03 lỗi Nặng và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng lớn hơn 08 chỉ tiêu.

Như vậy, cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc thực vật được đánh giá đảm bảo an toàn thực phẩm khi được xếp vào loại A hoặc loại B.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào