Mẫu biên bản phạm tội quả tang sử dụng trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phạm tội quả tang ở cơ sở giam giữ mới nhất?
Mẫu biên bản phạm tội quả tang sử dụng trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phạm tội quả tang ở cơ sở giam giữ mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 71 Danh mục về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu biên bản tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang như sau:
Hướng dẫn điền mẫu biên bản phạm tội quả tang sử dụng trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phạm tội quả tang ở cơ sở giam giữ:
(1) Sử dụng trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người chấp hành án phạt tù phạm tội quả tang ở trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
(2) Trường hợp có nhiều người phạm tội quả tang thì ghi lần lượt nhân thân từng người theo yêu cầu trên;
(3) Bảo vệ hiện trường và tổ chức khám nghiệm hiện trường theo quy định của pháp luật
(4) Trường hợp có nhiều người phạm tội quả tang thì ghi lần lượt lời khai của từng người.
(5) Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.
Tải mẫu biên bản phạm tội quả tang sử dụng trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phạm tội quả tang ở cơ sở giam giữ mới nhất.
Phạm tội quả tang (Hình từ Internet)
Khi Công an xã bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bắt người phạm tội quả tang
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Theo đó, khi Công an xã bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì cần phải thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Tạm giữ có được áp dụng đối với người phạm tội quả tang không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm giữ
1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Theo đó, tạm giữ được áp dụng đối với người phạm tội quả tang.
Quyết định tạm giữ người phạm tội quả tang phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm:
Văn bản tố tụng
1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Quyết định tạm giữ người phạm tội quả tang phải giao cho người bị tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?