Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên là mẫu nào?
- Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên là mẫu nào?
- Việc xử lý kết quả kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?
- Đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên trước thời hạn khi nào?
Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên là mẫu nào?
Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng (được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH)
Tải về Mẫu biên bản kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên.
Việc xử lý kết quả kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý kết quả kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định như thế nào?
Việc xử lý kết quả kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên được quy định tại Mục 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định.
2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
- Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
4. Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
5. Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước nêu tại mục 1, 2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị.
Đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên trước thời hạn khi nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý sử dụng an toàn xe nâng hàng như sau:
3.6. Quản lý sử dụng an toàn xe nâng hàng
3.6.1. Xe nâng hàng phải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.6.2. Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành và sử dụng an toàn.
3.6.3. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành xe nâng hàng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của xe nâng hàng mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến xe nâng hàng; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
3.6.4. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng:
3.6.4.1. Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.6.4.2. Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.
3.6.4.3. Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định.
Như vậy, trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?