Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất?
- Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất?
- Thời hạn báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán là khi nào?
- Khi ngân hàng không còn đáp ứng điều kiện làm ngân hàng thanh toán thì phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bao lâu?
Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Chứng khoán 2019 thì ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán được thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 58/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán.
Mẫu báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất? (Hình từ Internet)
Thời hạn báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán là khi nào?
Thời hạn báo cáo về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán được quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
Báo cáo định kỳ
...
4. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Định kỳ bán niên, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Thời hạn báo cáo được quy định như sau:
a) Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo;
b) Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 20 ngày đầu của quý tiếp theo;
c) Báo cáo bán niên gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 45 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm;
d) Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong vòng 90 ngày đầu của năm tiếp theo.
7. Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo định kỳ như sau:
a) Kỳ báo cáo năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch;
b) Kỳ báo cáo bán niên là 06 tháng, được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 06 năm dương lịch;
c) Kỳ báo cáo quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
d) Kỳ báo cáo tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Theo quy định trên thì định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán.
Thời hạn báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là trong vòng 90 ngày đầu của năm tiếp theo.
Khi ngân hàng không còn đáp ứng điều kiện làm ngân hàng thanh toán thì phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về báo cáo bất thường như sau:
Báo cáo bất thường
...
2. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi xảy ra gián đoạn trong hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh.
3. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi không đáp ứng một trong những điều kiện làm ngân hàng thanh toán.
4. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
a) Khi xảy ra sự cố trong hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trong giao dịch chứng khoán phái sinh;
b) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, hoạt động tạo lập thị trường, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường;
c) Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bất thường bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi không đáp ứng một trong những điều kiện làm ngân hàng thanh toán.
Ngoài ra, ngân hàng thanh toán cũng phải báo cáo bất thường bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi xảy ra gián đoạn trong hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán phái sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?