Mẫu báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm được sử dụng hiện nay?
- Mẫu báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm hiện nay?
- Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ khi nào?
- Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như thế nào?
Mẫu báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm hiện nay?
Căn cứ theo Phụ lục III Mẫu báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên Ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT như sau:
Tải mẫu Báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm tại đây: Tải về.
Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ khi nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
1. Người được bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.
2. Cơ sở bồi dưỡng bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên:
a) Cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng:
...
b) Đội ngũ giảng dạy: có ít nhất 10 (mười) người trong danh sách tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 03 (ba) giảng viên là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với đại học, học viện, trường đại học) hoặc có ít nhất 03 (ba) kiểm định viên đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục); là người có thẻ kiểm định viên, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm hoặc có ít nhất 05 (năm) lần tham gia với vai trò trưởng đoàn hoặc thư ký đoàn đánh giá ngoài hoặc người đã, đang công tác ở cơ quan quản lý nhà nước tham gia chỉ đạo, trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Tổ chức, quản lý: có 01 (một) lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng phụ trách công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; có 01 (một) đơn vị thuộc hoặc trực thuộc cơ sở bồi dưỡng được phân công nhiệm vụ đầu mối thực hiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; cơ sở bồi dưỡng có các văn bản nội bộ được ban hành để tổ chức, thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
3. Trước khi tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, cơ sở có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
4. Trước mỗi khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, cơ sở bồi dưỡng báo cáo về Cục Quản lý chất lượng kế hoạch bồi dưỡng theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, trước mỗi khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, cơ sở bồi dưỡng báo cáo về Cục Quản lý chất lượng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm theo mẫu cụ thể trên.
Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
2. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên tại địa điểm mà cơ sở đã báo cáo Cục Quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này. Công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở.
3. Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để có thể trở thành kiểm định viên.
4. Lưu trữ hồ sơ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.
5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở bồi dưỡng gửi báo cáo đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện trong năm, kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này về Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH không áp dụng đối với việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu trường trung cấp sư phạm, phân hiệu trường cao đẳng sư phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?