Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
- Thương nhân nước ngoài muốn xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép theo hình thức nào?
Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 11/2016/TT-BCT như sau:
Các mẫu Đơn đề nghị, Giấy phép, Báo cáo, Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; mẫu Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép
...
12. Mẫu Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo Mẫu BC-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Mẫu Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo Mẫu BC-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Mẫu Báo cáo định kỳ hàng năm của Cơ quan cấp Giấy phép theo Mẫu BC-3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định theo Mẫu BC-3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Mẫu báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Cơ quan có trách nhiệm báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Sở Công Thương, Ban quản lý
1. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
2. Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, Sở Công Thương, Ban quản lý báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại địa phương.
Như vậy, theo quy định, các cơ quan có trách nhiệm báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Sở Công Thương;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Thời hạn báo cáo tình hình cấp, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện là trước ngày 30 tháng 01.
Thương nhân nước ngoài muốn xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép theo hình thức nào?
Hình thức nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
1. Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
3. Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này và trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, thương nhân nước ngoài muốn xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?