Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền gửi báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trên địa bàn về cơ quan nào?
- Tổ chức tín dụng được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam thì xử lý như thế nào?
Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu 08/NHNN-CK ban hành kèm theo Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Tải về Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu báo cáo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền gửi báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trên địa bàn về cơ quan nào?
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền gửi báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trên địa bàn về cơ quan được quy định tại điểm b khoản 6 Điều 19 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
…
5. Cục Công nghệ tin học
a) Phối hợp với Sở Giao dịch trong việc cấp mới và hủy mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử đối với các nhân sự tham gia nghiệp vụ chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu;
b) Chịu trách nhiệm về xây dựng chương trình phần mềm nghiệp vụ, kỹ thuật, đường truyền và phối hợp với Sở Giao dịch trong xử lý kỹ thuật để đảm bảo đường truyền thông suốt và các giao dịch nghiệp vụ chiết khấu được kịp thời, an toàn, chính xác.
6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền
a) Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phạm vi đã được ủy quyền;
b) Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trên địa bàn về Vụ Tín dụng và Sở Giao dịch (theo Mẫu số 08/NHNN-CK).
7. Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng
Phối hợp thông báo tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho Vụ Tín dụng khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền gửi báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ chiết khấu trên địa bàn về Vụ Tín dụng và Sở Giao dịch.
Tổ chức tín dụng được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam thì xử lý như thế nào?
Tổ chức tín dụng được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam thì xử theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Xử lý vi phạm
1. Sau 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:
a) Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu;
c) Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo xử lý vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo xử lý vi phạm.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu không thực hiện đúng các quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này coi như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hủy bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận chiết khấu đối với đề nghị chiết khấu lần thứ 2.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng được chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:
- Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng;
- Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và tổ chức tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu;
- Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?