Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là mẫu nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là mẫu nào?
- Cá nhân kinh doanh phải báo cáo với ai về việc thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật?
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi hàng hoá có khuyết tật được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Trước khi tiến hành việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định 55/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Mẫu báo cáo thực hiện chương trình thu hồi hàng hóa có khuyết tật là mẫu nào? (hình từ internet)
Cá nhân kinh doanh phải báo cáo với ai về việc thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
...
Như vậy, cá nhân kinh doanh phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi.
Lưu ý:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi hàng hoá có khuyết tật được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi hàng hoá có khuyết tật được quy định tại Điều 21 Nghị định 55/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân kinh doanh và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung báo cáo, thông báo mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cung cấp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện thu hồi;
Đồng thời chỉ đạo, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện việc thu hồi để cùng kiểm tra, theo dõi tại địa phương có liên quan này.
(4) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp cần thiết trong chương trình thu hồi để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?