Mẫu Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác là mẫu nào?
- Hướng dẫn lập Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác?
- Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác được quy định như thế nào?
Mẫu Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác được quy định tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-NHNN.
Tải về Mẫu Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP:
Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
- Dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (dự trữ ngoại hối chính thức) là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý;
- Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng) và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
- Các nguồn ngoại hối khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP thì thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
- Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
- Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
- Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
- Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
Hướng dẫn lập Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác?
Hướng dẫn lập Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác được quy định tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư 12/2023/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3.
Lưu ý:
- Đối tượng áp dụng: Sở Giao dịch.
- Thời hạn gửi báo cáo: Ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.
- Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
- Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ.
Hướng dẫn lập Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác được quy định như thế nào?
Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác được quy định tại Điều 20 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
Trong đó, theo quy định tại khoản 8, 9 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP thì:
- Tiêu chuẩn đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Mức xếp hạng tín nhiệm của đối tác được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, loại chứng khoán, giấy tờ có giá được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
- Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là mức ngoại hối tối đa được phép đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
(2) Đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.
(3) Thanh khoản.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác thông qua nghiệp vụ sau:
- Đầu tư trên thị trường quốc tế.
- Tiền mặt tại quỹ hoặc lưu kho.
- Các nghiệp vụ quản lý khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?