Mẫu báo cáo mô tả sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường mới nhất hiện nay?
- Sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường là gì?
- Mẫu báo cáo mô tả sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường mới nhất hiện nay?
- Để công nhận sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường phải xem xét các trường hợp cụ thể nào?
Sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 218/QĐ-BTNMT năm 2020 quy định sáng kiến cấp Ngành như sau:
Sáng kiến cấp Bộ, Ngành và cấp Toàn quốc trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường
1. Các trường hợp chung
...
Sáng kiến cấp Bộ, Ngành là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong hoạt động về tài nguyên và môi trường, có khả năng mang lại lợi ích thiết thực trong phạm vi ngành tài nguyên và môi trường.
...
Theo đó, sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong hoạt động về tài nguyên và môi trường, có khả năng mang lại lợi ích thiết thực trong phạm vi ngành tài nguyên và môi trường.
Sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo mô tả sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Mẫu số 02 Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 218/QĐ-BTNMT năm 2020 quy định như sau:
Tải mẫu báo cáo mô tả sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường tại đây.
Để công nhận sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường phải xem xét các trường hợp cụ thể nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 218/QĐ-BTNMT năm 2020 quy định một số trường hợp cụ thể sau đây được xem xét để công nhận sáng kiến cấp Ngành như sau:
Sáng kiến cấp Bộ, Ngành và cấp Toàn quốc trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Một số trường hợp cụ thể sau đây được xem xét để công nhận sáng kiến cấp Bộ, Ngành hoặc sáng kiến cấp Toàn quốc (tùy theo mức độ, khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả):
a) Những công trình, tác phẩm, sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ hoặc được tặng các Giải thưởng về khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên;
b) Ý kiến chỉ đạo có phạm vi ảnh hưởng lớn của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ;
c) Chủ trì, hoặc thành viên có nhiều đóng góp trong: (i) xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành; (ii) xây dựng một văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đã được ban hành; (iii) xây dựng một đề án hoặc một dự án đã được phê duyệt;
d) Tác giả hoặc đồng tác giả thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu mức đạt trở lên, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực;
đ) Tác giả hoặc đồng tác giả một cuốn sách, một bài báo liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành hoặc toàn quốc, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực;
e) Tác giả hoặc đồng tác giả sản phẩm ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả trên thực tế có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành hoặc toàn quốc, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực.
Như vậy, để công nhận sáng kiến cấp Ngành trong hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường phải xem xét các trường hợp cụ thể (tùy theo mức độ, khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả) như sau:
- Những công trình, tác phẩm, sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ hoặc được tặng các Giải thưởng về khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên;
- Ý kiến chỉ đạo có phạm vi ảnh hưởng lớn của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Chủ trì, hoặc thành viên có nhiều đóng góp trong: (i) xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành; (ii) xây dựng một văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đã được ban hành; (iii) xây dựng một đề án hoặc một dự án đã được phê duyệt;
- Tác giả hoặc đồng tác giả thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu mức đạt trở lên, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực;
- Tác giả hoặc đồng tác giả một cuốn sách, một bài báo liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành hoặc toàn quốc, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực;
- Tác giả hoặc đồng tác giả sản phẩm ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả trên thực tế có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành hoặc toàn quốc, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?