Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng dành cho học sinh tiểu học mới nhất?
- Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng dành cho học sinh tiểu học?
- Giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học phụ trách tối đa bao nhiêu học sinh trong một lớp học?
- Việc đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học thuộc nhiệm vụ của Tổ chuyên môn đúng không?
Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng dành cho học sinh tiểu học?
Theo khoản 2 Điều 16 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT mỗi lớp học sẽ có lớp trưởng và các lớp phó. Học sinh trong lớp được chia thành các tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó.
Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp, trong tổ bầu chọn và luân phiên trong năm học.
Hình thức tổ chức lớp học được thực hiện linh hoạt phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.
Hoạt động của lớp học đảm bảo tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm, lớp với sự hỗ trợ của giáo viên.
Lớp trưởng và các lớp phó sẽ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao cho để đảm bảo tình hình học tập và các hoạt động của lớp.
* Sau đây là một số mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng mà học sinh có thể tham khảo:
- Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng số 1: TẢI VỀ
- Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng số 2: TẢI VỀ
- Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng số 3: TẢI VỀ
Mẫu báo cáo giáo viên chủ nhiệm các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng dành cho học sinh tiểu học mới nhất? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học phụ trách tối đa bao nhiêu học sinh trong một lớp học?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Lớp học, tổ chức lớp học, khối lớp học, điểm trường
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Mỗi lớp học hoà nhập có không quá 02 học sinh khuyết tật, trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế để sắp xếp, bố trí thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những học sinh khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học tập đều được đi học.
Ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp ghép phải phù hợp với năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường. Một lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ, trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không quá 03 nhóm trình độ. Một lớp ghép có không quá 15 học sinh.
...
Theo quy định thì học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh tiểu học do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách.
Ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp ghép phải phù hợp với năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường.
Một lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ, trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không quá 03 nhóm trình độ. Một lớp ghép có không quá 15 học sinh.
Việc đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học thuộc nhiệm vụ của Tổ chuyên môn đúng không?
Tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của Tổ chuyên môn như sau:
Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học; nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên; tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó.
2. Tổ chuyên môn có nhiệm sau:
a) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học.
c) Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động và linh hoạt.
d) Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học.
đ) Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định.
e) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.
Như vậy, việc đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học thuộc nhiệm vụ của Tổ chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?