Mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm mới nhất?
- Mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm mới nhất?
- Thời hạn nộp báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm là khi nào?
- Trung tâm dịch vụ việc làm phải trình Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm mới nhất?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định, mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm được quy định tại Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
TẢI VỀ mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm tại đây.
Mẫu báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm mới nhất? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm là khi nào?
Thời hạn nộp báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
1. Báo cáo định kỳ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01, báo cáo về Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo định kỳ của trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
a) Trước ngày 03 hằng tháng, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 31 ban hành kèm theo Thông tư này (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm báo cáo);
b) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 7; định kỳ hằng năm trước ngày 15 tháng 01, báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, thời hạn nộp báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm là trước ngày 15 tháng 01.
Trung tâm dịch vụ việc làm phải gửi báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho:
(1) Sở Lao động- Thương binh và Xã hội;
(2) Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
Trung tâm dịch vụ việc làm phải trình Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
...
Như vậy, theo quy định, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?