Mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất? Tải về ở đâu? Hướng dẫn viết báo cáo công nợ chi tiết?
Mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất? Tải về ở đâu?
Công nợ là một thuật ngữ kế toán, có thể hiểu công nợ là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ, hoặc phát sinh trong kỳ thanh toán với một cá nhân, tổ chức khác, nhưng chưa thể trả tiền tại thời điểm đó mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau.
Hiện nay công nợ được chia thành 02 loại là kế toán công nợ phải thu và công nợ phải trả:
- Công nợ phải thu là những khoản mà phải thu của khách hàng.
- Công nợ phải trả là những khoản doanh nghiệp sẽ trả cho nhà cung cấp.
Báo cáo công nợ là một tài liệu kế toán quan trọng, dùng để ghi chép và tổng hợp các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Tham khảo mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất dưới đây:
Tải về Mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn cách viết báo cáo công nợ bằng Excel chi tiết? Doanh nghiệp xây dựng quy chế về quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh không?
Tham khảo hướng dẫn cách viết báo cáo công nợ bằng Excel chi tiết dưới đây:
1. Chuẩn bị thông tin
- Thu thập đầy đủ chứng từ, hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi liên quan đến công nợ
- Xác định rõ kỳ báo cáo (tháng, quý, năm)
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu kế toán
2. Cách điền mẫu báo cáo công nợ bằng Excel:
- Cột (1): số thứ tự của các bản ghi trong báo cáo
- Cột (2): Tên đơn vị - tên của các đơn vị nợ, ví dụ như các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, ...
- Cột (3): Số tiền nợ đầu kỳ - số tiền mà đơn vị đang nợ đối với công ty từ đầu kỳ
- Cột (4): Phát sinh trong kỳ - số tiền nợ phát sinh trong kỳ báo cáo
- Cột (5): Số tiền nợ cuối kỳ - số tiền mà đơn vị đang nợ đối với công ty vào cuối kỳ báo cáo
- Cột G: Ghi chú - các ghi chú hoặc thông tin khác liên quan đến đơn vị nợ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất? Tải về ở đâu? Hướng dẫn viết báo cáo công nợ chi tiết? (hình từ internet)
Doanh nghiệp xây dựng quy chế về quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh không?
Theo Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng
1. Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
4. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
Chứng từ chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả bao gồm những gì?
Theo Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phán quyết trọng tài nước ngoài là gì? Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo những hình thức nào?
- Tiền thưởng Huy hiệu Đảng năm 2025 là bao nhiêu? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Chính thức từ 2025 ô tô biển số ngũ quý, biển số sảnh tiến đấu giá lần 2 giá khởi điểm 500 triệu đúng không?
- Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm sau thanh tra? 08 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra là gì?
- Mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng? Tải về Phiếu yêu cầu nghiệm thu tại đâu?