Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí 'WO' (sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, có hóa đơn giá trị gia tăng) là mẫu nào? 'WO' (Wholly Obtained) là gì?
- Xuất xứ thuần túy - "WO" (Wholly Obtained) là gì?
- Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí "WO" (sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, có hóa đơn giá trị gia tăng) là mẫu nào?
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không?
Xuất xứ thuần túy - "WO" (Wholly Obtained) là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hàng hóa có xuất xứ thuần túy:
Theo đó, hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
(1) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(2) Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(3) Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại (2).
(4) Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(5) Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ (1) đến (4), được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(6) Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
(7) Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(8) Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại (7) được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
(9) Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
(10) Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ (1) đến (9) tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
(2) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Xuất xứ thuần túy - "WO" (Wholly Obtained) là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí "WO" (sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, có hóa đơn giá trị gia tăng) là mẫu nào?
Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí "WO" (sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, có hóa đơn giá trị gia tăng) được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT.
Tải về Mẫu bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí "WO" (sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước, có hóa đơn giá trị gia tăng).
Lưu ý:
- Mẫu Bảng kê khai này áp dụng trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.
- Thương nhân nộp bản sao các chứng từ (đóng dấu sao y bản chính): Quy trình sản xuất hàng hóa, Hóa đơn giá trị gia tăng, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép kinh doanh của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, Bản khai báo của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước để đối chiếu với thông tin kê khai tại các cột (8), cột (9), cột (10) và cột (11).
Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi có phải là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
...
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
...
Như vậy, bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi là một trong những tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?