Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài ngắn gọn dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Các hành vi học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài ngắn gọn dành cho học sinh cấp 2, cấp 3?
Bản kiểm điểm là văn bản cá nhân viết nhằm mục đích xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi phạm lỗi hoặc đánh giá lại hành vi của bản thân trong quá trình hoạt động, việc một năm đã đạt hay chưa đạt được mục tiêu.
Theo đó, Bản kiểm điểm học sinh do học sinh thực hiện nhằm tự đánh giá hành vi của bản thân khi vi phạm lỗi (không thuộc bài, mất trật tự,..) hoặc bản kiểm điểm những gì đã học, làm được, vi phạm phải trong một năm học.
Mục đích của việc viết bản kiểm điểm không thuộc bài này là để các em học sinh có thể tự nhìn nhận lại sai phạm của mình và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Đồng thời, thực hiện đúng những nhiệm vụ học tập cũng như các nhiệm vụ khác của học sinh tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Thông thường bản kiểm điểm học sinh thường có những nội dung chính sau:
(1) Họ và tên, lớp, ngày tháng năm sinh,...
(2) Nội dung vi phạm: trình bày lỗi mà học sinh vi phạm thực hiện kèm theo lý do vi phạm: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm. Nhân thức về hành vi sai trái
(3) Nhân thức về hành vi sai trái, khắc phục và cam kết thay đổi bản thân.
Tham khảo các mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài ngắn gọn dành cho học sinh cấp 2, cấp 3 dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài (Mẫu 1)
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài (Mẫu 2)
Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài ngắn gọn dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Các hành vi học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm? (Hình từ Internet)
Các hành vi học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?
Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, các hành vi học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm bao gồm:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Tuổi của học sinh vào học cấp 2, cấp 3 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
5. Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì học sinh cấp 2 (đầu cấp) hiện nay là 11 tuổi khi vào học lớp 6 và học sinh cấp 3 (đầu cấp) là 15 tuổi khi vào học lớp 10.
Tuy nhiên, đối với học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6, lớp 10 có thể cao hoặc thấp hơn mức tuổi quy định tùy thuộc vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
Bên cạnh đó, các học sinh thuộc đối tượng sau đây được vào học lớp 6, lớp 10 cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định:
- Học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Học sinh ở nước ngoài về nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?