Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh?

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh? Việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cấp 2, cấp 3 được quy định thế nào?

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3?

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh được viết nhằm mục đích giúp học sinh nhìn nhận lại bản thân, điểm lại những ưu điểm, khuyết điểm trong học tập và rèn luyện. Từ đó, học sinh có thể rút ra kinh nghiệm và đề ra kế hoạch phấn đấu cho học kỳ hoặc năm học tiếp theo.

Đồng thời, thực hiện đúng những nhiệm vụ của học sinh tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định cụ thể Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3. Do đó, học sinh có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3

TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3

Mẫu này bao gồm các phần chính sau:

- Thông tin cá nhân

- Đánh giá ưu điểm (về học tập, đạo đức, và hoạt động ngoại khóa)

- Hạn chế, khuyết điểm

- Phương hướng phấn đấu

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể điều chỉnh mẫu này để phù hợp với yêu cầu cụ thể của trường hoặc lớp.

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh?

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh? (Hình từ Internet)

Học sinh cấp 2, cấp 3 vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện chắc chắn sẽ bị xử lý kỉ luật?

Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật.

Do đó, học sinh cấp 2, cấp 3 vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện thì còn tùy vào mức độ vi phạm, nếu nhẹ thì có thể chỉ bị giáo dục, không phải trong trường hợp nào cũng sẽ bị xử lý kỷ luật.

Theo đó, có các hình thức kỷ luật học sinh như sau:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cấp 2, cấp 3 được quy định thế nào?

Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh THCS và học sinh THPT theo Điều 22 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

- Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.

- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Bản kiểm điểm Tải trọn bộ các quy định về Bản kiểm điểm hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm không đội mũ bảo hiểm dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh không đội mũ bảo hiểm?
Pháp luật
Tải về mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi dành cho học sinh các cấp? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm nhận lỗi?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm ăn quà vặt trong lớp dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm ăn quà vặt trong lớp?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm nghỉ học không phép dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm nghỉ học không phép?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối học kì của học sinh?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm sử dụng tài liệu khi kiểm tra dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Cách viết bản kiểm điểm sử dụng tài liệu?
Pháp luật
Bản kiểm điểm cá nhân là gì? 04 mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho các đối tượng? Lưu ý quan trọng khi viết bản kiểm điểm cá nhân?
Pháp luật
Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 Mẫu 2A theo Hướng dẫn 25 áp dụng cho đối tượng nào? Cách viết ra sao?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học dành cho học sinh các cấp? Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện trong giờ học?
Pháp luật
Tải về file word mẫu bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên? Nội dung kiểm điểm cần phải tập trung làm rõ những vấn đề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản kiểm điểm
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
329 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bản kiểm điểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản kiểm điểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào