Mẫu bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại khi đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là mẫu nào?
- Mẫu bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại khi đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là mẫu nào?
- Chế tài đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là gì?
- Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm những tài liệu nào theo quy định của pháp luật?
Mẫu bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại khi đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là mẫu nào?
Mẫu Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại được quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại này bao gồm một số thông tin cần thiết để bên dự kiến nhận quyền thương mại nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Bên dự kiến nhận quyền cần lưu ý:
* Nếu các bên không có thoả thuận khác, Bên dự kiến nhận quyền có ít nhất 15 ngày để nghiên cứu tài liệu này và các thông tin liên quan khác trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại.
* Nghiên cứu kỹ Luật Thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và tài liệu này; thảo luận với những người nhận quyền khác đã hoặc đang kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; tự đánh giá nguồn tài chính và khả năng của mình trong việc đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong phương thức kinh doanh này.
* Bên dự kiến nhận quyền nên tìm kiếm những tư vấn độc lập về mặt pháp lý, kế toán và kinh doanh trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại.
* Bên dự kiến nhận quyền nên tham gia các khóa đào tạo, đặc biệt nếu trước đó bên dự kiến nhận quyền chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Tải về Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại khi đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.
Chế tài đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
c) Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
đ) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Lưu ý: theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, chế tài đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Chế tài đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm những tài liệu nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM được sửa đổi bởi Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BCT thì Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?