Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào?
- Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ gồm những gì?
- Hội đồng xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ có bao nhiêu thành viên?
Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào?
Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu số 10 tại Phụ lục các biểu mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ tại đây.
Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình, thủ tục xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng
a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) theo Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo tóm tắt công trình (bản chính);
c) Tài liệu liên quan đến việc công bố hoặc bản chính văn bản xác nhận kết quả ứng dụng công trình;
d) Tài liệu khác liên quan đến công trình (nếu có).
2. Quy trình xét tặng giải thưởng:
a) Tác giả công trình hoặc đại diện hợp pháp của tác giả công trình nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng (01 bộ) trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến bộ, ngành nơi tác giả công tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tác giả cư trú;
b) Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng được xét qua 02 cấp Hội đồng: Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở hoặc Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành và Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.
Thời hạn hoàn thành công tác tổ chức xét tặng giải thưởng ở mỗi cấp Hội đồng trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm kết thúc nhận hồ sơ.
c) Đơn vị được giao chủ trì tổ chức giải thưởng có trách nhiệm tổng hợp trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định tặng giải thưởng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả xét tặng giải thưởng của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp bộ, ngành, địa phương.
Bộ, ngành, địa phương công bố kết quả xét tặng giải thưởng trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định tặng giải thưởng.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng (bản chính) theo Mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 18/2024/NĐ-CP; Tải về
- Báo cáo tóm tắt công trình (bản chính);
- Tài liệu liên quan đến việc công bố hoặc bản chính văn bản xác nhận kết quả ứng dụng công trình;
- Tài liệu khác liên quan đến công trình (nếu có).
Hội đồng xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thành phần, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ
1. Thành phần Hội đồng xét tặng giải thưởng
a) Hội đồng xét tặng giải thưởng có từ 05 đến 09 thành viên. Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác. Thành viên Hội đồng gồm nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu lĩnh vực khoa học và công nghệ của công trình;
b) Thành viên Hội đồng không có quyền, lợi ích liên quan hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét giải thưởng;
c) Trường hợp cần thiết, người thành lập Hội đồng có thể mời đại diện các cơ sở đã ứng dụng kết quả của công trình tham dự cuộc họp của Hội đồng xét tặng Giải thưởng để lấy thêm ý kiến đối với công trình.
2. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét tặng Giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ:
a) Hội đồng đánh giá công bằng, dân chủ, khách quan, biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b) Cuộc họp Hội đồng phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản) chủ trì;
c) Công trình được đề nghị tặng giải thưởng phải đạt ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý (thành viên Hội đồng vắng mặt gửi ý kiến bằng văn bản). Trường hợp các công trình có tỷ lệ phiếu đề nghị tặng giải thưởng ngang nhau và vượt quá cơ cấu Giải thưởng (nếu có) thì thực hiện bỏ phiếu lại.
Như vậy, thành phần Hội đồng xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ có từ 05 đến 09 thành viên.
Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?