Mẫu Bản cáo bạch phải lập khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng là mẫu nào? Tải ở đâu?
- Mẫu Bản cáo bạch phải lập khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng là mẫu nào?
- Những nội dung chính nào phải có trong Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng?
- Tổ chức phát hành có được dùng từ viết tắt khi lập Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng không?
Mẫu Bản cáo bạch phải lập khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 118/2020/TT-BTC có quy định về mẫu bản cáo bạch như sau:
Mẫu Bản cáo bạch
1. Tổ chức phát hành khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành cổ phiếu để hoán đổi, cổ đông công ty đại chúng khi đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng thực hiện lập Bản cáo bạch theo mẫu sau:
a) Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo Mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng theo Mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi công ty đại chúng thực hiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng thì phải lập bản cáo bạch theo Mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 118/2020/TT-BTC.
Tải mẫu Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng tại đây: Tải về
Mẫu Bản cáo bạch phải lập khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng là mẫu nào? Tải ở đâu? (Hình từ Internet).
Những nội dung chính nào phải có trong Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 118/2020/TT-BTC có quy định về nội dung chính trong mẫu bản cáo bạch như sau:
(1) Thông tin về những người chịu trách nhiệm chính đối với Bản cáo bạch;
(2) Thông tin về các nhân tố rủi ro;
(3) Thông tin về tổ chức phát hành, công ty đại chúng có cổ phiếu được chào bán bao gồm quá trình hình thành phát triển, mô hình tổ chức bộ máy, các công ty có liên quan, hoạt động kinh doanh;
(4) Thông tin về cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, chủ sở hữu công ty; Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;
(5) Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và dự kiến kế hoạch;
(6) Thông tin về đợt chào bán, phát hành trong đó bao gồm đặc điểm của chứng khoán chào bán, phát hành; phương thức phân phối; lịch trình phân phối; các trường hợp hủy bỏ đợt chào bán;
(7) Thông tin về mục đích chào bán, phát hành; kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, ngoại trừ trường hợp chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành, chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông công ty đại chúng;
(8) Thông tin về các đối tác liên quan đến đợt chào bán, phát hành bao gồm tổ chức tư vấn, tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phân phối, đại diện người sở hữu trái phiếu, tổ chức kiểm toán;
(9) Các thông tin quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư;
(10) Chữ ký của những người chịu trách nhiệm chính về Bản cáo bạch theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Chứng khoán;
(11) Danh mục các tài liệu đính kèm Bản cáo bạch bao gồm các quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty liên quan tới đợt chào bán, phát hành, báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán, các tài liệu liên quan đến dự án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng phải có những nội dung chính nêu trên.
Tổ chức phát hành có được dùng từ viết tắt khi lập Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 118/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Mẫu Bản cáo bạch
3. Tổ chức phát hành khi lập Bản cáo bạch theo mẫu tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo các quy định sau:
a) Thông tin công bố trong Bản cáo bạch phải rõ ràng, chính xác, trung thực, không mâu thuẫn và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Ngôn từ trong Bản cáo bạch phải đơn giản, dễ hiểu; trường hợp sử dụng từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành, kỹ thuật phải kèm theo giải thích rõ ràng;
b) Các thông tin quan trọng, thông tin mang tính so sánh trong Bản cáo bạch phải được nêu rõ nguồn tham chiếu thông tin;
...
Theo quy định nêu trên thì ngôn từ trong Bản cáo bạch phải đơn giản, dễ hiểu. Trong trường hợp sử dụng từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành, kỹ thuật phải kèm theo giải thích rõ ràng.
Như vậy, tổ chức phát hành được dùng từ viết tắt khi lập Bản cáo bạch chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nhưng phải kèm theo giải thích rõ ràng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?