Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mục đích, Phương pháp lập và trách nhiệm ghi chuẩn Thông tư 200? Tải về?
Mục đích Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ?
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được quy định tại Mẫu số 06 - LĐTL Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
>> Tải về Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Mục đích Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ?
Mục đích Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.
Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Mục đích, Phương pháp lập và trách nhiệm ghi chuẩn Thông tư 200? Tải về? (Hình từ Internet)
Tải về phương pháp lập và trách nhiệm ghi Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ chuẩn Thông tư 200?
Phương pháp lập và trách nhiệm ghi Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận làm việc.
- Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên của người làm việc thêm giờ .
- Cột 1: Ghi hệ số lương người lao động đang hưởng.
- Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ người lao động đang hưởng.
- Cột 3: Ghi tổng số hệ số người làm thêm được hưởng (Cột 3 = cột 1 + cột 2).
- Cột 4: Ghi tiền lương tháng được hưởng tính bằng: Lương tối thiểu (Theo quy định của nhà nước) nhân với (x) Hệ số lương cộng với (+) Phụ cấp chức vụ.
- Cột 5: Ghi mức lương ngày được tính bằng Lương tối thiểu (theo quy định của Nhà nước) x (hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ)/ 22 ngày.
Cột 6: Ghi mức lương giờ được tính bằng Cột 5 chia cho 8 giờ.
- Cột số giờ làm thêm ngày thường, số giờ làm thêm ngày thứ 7, chủ nhật, số giờ làm thêm ngày lễ (Cột 7, 9, 11) căn cứ vào bảng chấm công làm thêm giờ thực tế của tháng đó để ghi.
- Cột thành tiền của làm thêm ngày thường (cột 8) = số giờ (cột 7) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
- Cột thành tiền của làm thêm ngày thứ 7, CN (cột 10) = số giờ (cột 9) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
- Cột thành tiền của làm thêm ngày lễ, tết (cột 12) = số giờ (cột 11) x mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
- Cột thành tiền làm thêm buổi đêm (cột 14) = số giờ (cột 13) nhân (x) mức lương giờ (cột 6) x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
- Cột 15: Ghi tổng cộng số tiền Cột 15 = cột 8 + cột 10 + cột 12 + cột 14.
- Cột 16,17: Ghi số giờ công nghỉ bù của những ngày làm thêm và số tiền tương ứng của những ngày nghỉ bù phải trừ không được thanh toán tiền.
- Cột 17 = cột 16 x cột 6 x Hệ số làm thêm theo quy định hiện hành.
- Cột 18: Ghi số tiền làm thêm thực thanh toán cho người làm thêm.
- Cột 18 = cột 15 - cột 17.
- Cột C - Ký nhận: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này.
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.
>> Tải về Xem chi tiết phương pháp lập và trách nhiệm ghi Mẫu 06 - LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ chuẩn Thông tư 200
Nguyên tắc kế toán tiền được quy định như thế nào theo Thông tư 200?
Nguyên tắc kế toán tiền được quy định tại Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Xem thêm: Người lao động đang nuôi con nhỏ tự nguyện tăng ca có được không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?