Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của ai? Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ gì?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của ai? Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ gì? - Câu hỏi của anh Trung Dũng đến từ Hòa Bình

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ gì?

Căn cứ vào Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về căn cứ xác minh tài sản, thu nhập như sau:

Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Như vậy, Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;

- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;

- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo 2018;

- Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;

- Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của ai?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh

tài sản, thu nhập của ai?

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của ai?

Căn cứ vào Điều 42 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập như sau:

Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
đ) Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
g) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
h) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này.
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân khi:

- Có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này;

- Hoặc khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống tham nhũng?

Căn cứ vào Điều 74 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng chống tham nhũng như sau:

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm sau đây:

+ Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

+ Động viên Nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;

+ Cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng;

+ Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, kiến nghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Thành Lập Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là ngày 10/9 hằng năm đúng không? Năm nay tổ chức các hoạt động gì?
Pháp luật
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong quản lý và sử dụng đất đai theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Con dấu đối với đơn vị trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định ra sao? Hồ sơ đăng ký mẫu con dấu mới đối với tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được quy định ra sao?
Pháp luật
Trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động bảo vệ môi trường là gì?
Pháp luật
Đại diện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữa hai kỳ họp theo quy định là cơ quan nào?
Pháp luật
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có được quyền quyết định về việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Pháp luật
Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thôi hưởng phụ cấp phục vụ hàng tháng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập của ai? Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ gì?
Pháp luật
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải là chức danh lãnh đạo cấp cao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
958 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào