Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không? Sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ trả nợ không?

Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không? Sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ trả nợ không? Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ly hôn giả để trốn nợ là bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật hiện nay?

Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 giải thích thuật ngữ như sau:

Giải thích thuật ngữ
....
Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Theo Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, hành vi ly hôn giả để trốn nợ là hành vi bị cấm, vi phạm quy định của pháp luật.

Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không?

Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không? (hình từ internet)

Sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ trả nợ không?

Theo Điều 60 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:

Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.

Theo Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
...

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, mặc dù vợ chồng đã ly hôn, thì vợ chồng vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chung, trả nợ chung.

Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ly hôn giả để trốn nợ là bao nhiêu tiền?

Theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Như vậy, hành vi ly hôn giả để trốn nợ là hành vi ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng việc ly hôn giả để trốn nợ.

Ly hôn giả
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ly hôn giả để trốn nợ thì có vi phạm pháp luật không? Sau khi ly hôn thì có nghĩa vụ trả nợ không?
Pháp luật
Ly hôn giả là gì? Ly hôn giả với mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ly hôn giả
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
547 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ly hôn giả

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ly hôn giả

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào