Lương OT là gì? Tiền lương OT hay lương làm thêm giờ vào ngày thường của người lao động được tính như thế nào?
Lương OT là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Lương OT là gì, tuy nhiên có thể hiểu OT là viết tắt của cụm từ Overtime có nghĩa là làm việc quá giờ, làm thêm giờ hay tăng ca. Lương OT (overtime) là khoản tiền mà người lao động nhận được khi làm thêm giờ ngoài giờ làm việc chính thức.
Theo quy định taị Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Lương OT là gì? Lương OT của người lao động được tính như thế nào? Người lao động có thể làm OT tối đa bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Tiền lương OT hay lương làm thêm giờ vào ngày thường của người lao động được tính như thế nào?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tiền lương OT (tiền lương làm thêm giờ) như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tiền lương OT được tính như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đồng thời, nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, tiền lương OT người lao động làm ngày thường bằng ít nhất bằng 150%.
Người lao động có thể làm OT tối đa bao nhiêu giờ theo quy định?
Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
...
Như vậy, thời gian làm thêm của người lao động hay làm OT không được quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ các công việc đặc thù sau đây thì được kéo dài số giờ làm thêm, nhưng không được quá 300 giờ trong 01 năm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Hướng dẫn 04-HD/TW một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ra sao? Tải về Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024?
- Xe máy đi ngược chiều 2025 bị phạt 14 triệu đồng khi nào? Xe máy đi ngược chiều bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngày xuất ngũ năm 2025? Đi nghĩa vụ 2025 về được bao nhiêu tiền?
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?