Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định như thế nào? Mục đích xây dựng luồng hàng hải để làm gì?
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định như thế nào? Mục đích xây dựng luồng hàng hải để làm gì?
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định và mục đích xây dựng luồng hàng hải Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền đón, trả hoa tiêu.
17. Vùng kiểm dịch là vùng nước được thiết lập và công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
18. Vùng quay trở là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở.
19. Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng.
20. Luồng hàng hải công cộng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
21. Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
22. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
23. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi: Hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
Việc xây dựng hệ thống luồng hàng hải nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của tàu trên biển và các phương tiện thủy khác.
Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định như thế nào? Mục đích xây dựng luồng hàng hải để làm gì? (Hình từ internet)
Việc quản lý vận hành luồng hàng hải bao gồm những nội dung như thế nào?
Việc quản lý vận hành luồng hàng hải bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 23 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Luồng hàng hải công cộng do doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành.
3. Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Đơn vị quản lý vận hành luồng hàng hải định kỳ tổ chức khảo sát để công bố thông báo hàng hải theo quy định.
5. Nội dung quản lý vận hành luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải gồm:
a) Duy trì, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải;
b) Vận hành hệ thống luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải;
c) Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định;
d) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế.
6. Hàng năm, tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình trạng hoạt động của tuyến luồng và kế hoạch quản lý vận hành, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải theo quy định để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc vận hành luồng hàng hải thì những nội dung quản lý vận hành luồng hàng hải như sau:
- Duy trì, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải;
- Vận hành hệ thống luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải;
- Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định;
- Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam quản lý luồng hàng hải thực hiện những gì?
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam quản lý luồng hàng hải được quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2017/NĐ-CP như sau:
Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải thì Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện những việc sau:
- Thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?