Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có thuộc lực lượng trực tiếp quản lý đê điều hay không?
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có thuộc lực lượng trực tiếp quản lý đê điều hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đê điều 2006 lực lượng trực tiếp quản lý đê điều bao gồm:
Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có thuộc lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có thuộc lực lượng trực tiếp quản lý đê điều hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Đê điều 2006 nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều bao gồm:
- Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:
+) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
+) Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
+) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
+) Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
+) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.
- Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:
+) Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
+) Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
+) Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
+) Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.
- Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:
+) Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
+) Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Xử lý sự cố đê điều;
+) Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
+) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
- Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:
+) Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
+) Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
+) Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
- Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.
Chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 113/2007/NĐ-CP chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2 Điều 37 Luật Đê điều 2006 được quy định như sau:
- Sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
- Việc cấp sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được thực hiện theo các quy định như sau: mũ kêpi 3 năm cấp một lần; mũ mềm 2 năm cấp một lần; mũ bông 3 năm cấp một lần. áo bông 3 năm cấp một lần; quần áo thu đông, áo gi lê và ca vát 3 năm cấp một lần ; quần áo xuân hè 1 năm cấp một lần (năm đầu cấp hai bộ); tất chân 1 năm cấp hai đôi; giày da 3 năm cấp một lần; thắt lưng da 3 năm cấp một lần; phù hiệu, cấp hiệu và thẻ được đổi hoặc cấp lại khi bị hư hỏng.
- Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được hưởng các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi và chế độ trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều.
- Kinh phí hoạt động của Hạt Quản lý đê do ngân sách cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được hưởng các chính sách, chế độ nêu trên.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?