Lực lượng Cảnh sát môi trường có được quyền kiểm tra phương tiện giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường không?
- Lực lượng Cảnh sát môi trường có được quyền kiểm tra phương tiện giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường không?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Cảnh sát môi trường có được phép trang bị vũ khí hay không?
- Việc tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảng sát môi trường cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Lực lượng Cảnh sát môi trường có được quyền kiểm tra phương tiện giao thông khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra phương tiện của Lực lượng Cảnh sát môi trường như sau:
Kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm
1. Cảnh sát môi trường được tiến hành kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra.
Dẫn chiếu Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường 2014 quy địnnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường
Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
2. Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
4. Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
5. Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
...
Từ các quy định trên thì lực lượng Cảnh sát môi trường sẽ được quyền kiểm tra phương tiện giao thông nếu phát hiện hành vi hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường.
Tuy nhiên cần lưu ý việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Lực lượng Cảnh sát môi trường được quyền kiểm tra phương tiện giao thông không nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường? (Hình từ Internet)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Cảnh sát môi trường có được phép trang bị vũ khí hay không?
Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định về việc trang bị vũ khí của Cảnh sát môi trường như sau:
Trang bị của Cảnh sát môi trường
Cảnh sát môi trường được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Cảnh sát môi trường được phép trang bị vũ khí.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảng sát môi trường còn được trang bị thêm vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an tùy theo tính chất của từng nhiệm vụ được giao.
Việc tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảng sát môi trường cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 thì nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng Cảng sát môi trường bao gồm một số điều sau:
(1) Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
(2) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
(3) Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
(4) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
(5) Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?