Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng có bắt buộc phải lập thành hợp đồng không?
- Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp là một trong những dịch vụ pháp lý mà luật sư được cung cấp cho khách hàng đúng không?
- Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng có bắt buộc phải lập thành hợp đồng không?
- Hợp đồng tư vấn thành lập doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng phải lập thành văn bản đúng không? Có những nội dung gì?
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp là một trong những dịch vụ pháp lý mà luật sư được cung cấp cho khách hàng đúng không?
Tại Điều 4 Luật Luật sư 2006 quy định về dịch vụ pháp lý của luật sư như sau:
Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Dẫn chiếu đến Điều 30 Luật Luật sư 2006 quy định về hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư như sau:
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định này, dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp có bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.
Như vậy, luật sư được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng có bắt buộc phải lập thành hợp đồng không? (hình từ internet)
Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng có bắt buộc phải lập thành hợp đồng không?
Việc thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng cho cơ quan, tổ chức.
2. Đối với vụ, việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lý bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Luật sư. Khi thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Đối với vụ, việc có mức thù lao dưới 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lập phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng theo mẫu quy định tại khoản 22 Điều 36 của Thông tư này và lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính, kế toán.
Theo quy định này, đối với vụ, việc có mức thù lao dưới 200.000 đồng (hai trăm ngàn đồng), tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lập phiếu thỏa thuận thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng và lập hóa đơn theo quy định mà không buộc phải lập hợp đồng.
Hợp đồng tư vấn thành lập doanh nghiệp giữa luật sư và khách hàng phải lập thành văn bản đúng không? Có những nội dung gì?
Tại Điều 26 Luật Luật sư 2006 quy định về việc thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, cụ thể như sau:
Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
1. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.
2. Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
e) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Như vậy, trong trường hợp giao kết hợp đồng thì hợp đồng dịch vụ pháp lý bắt buộc phải lập thành văn bản và bao gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có);
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?
- Sáp nhập tỉnh: quy hoạch tỉnh sau sáp nhập được hiểu như thế nào? 9 quy trình lập quy hoạch tỉnh sau sáp nhập?
- Cả nước thiếu hơn 120000 giáo viên mầm non, phổ thông, 60000 biên chế giáo viên chưa tuyển dụng: hướng dẫn giải quyết?