Luật sư có cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi hành nghề hay không? Không có bảo hiểm khi hành nghề thì bị xử phạt như thế nào?
Bảo hiểm nghề nghiệp của luật sư là gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các loại bảo hiểm hiện nay như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật này thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó, tại Điều 57 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm như sau:
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bảo hiểm nghề nghiệp của luật sư là loại bảo hiểm trách nhiệm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Việc luật sư mua bảo hiểm nghề nghiệp để đảm bảo trong quá trình thực hiện các công việc thuộc chuyên môn nghề nghiệp của mình như tư vấn pháp lý, tranh tụng,.. nếu gặp phải những sai sót hay bất cẩn thì người được bảo hiểm đều được bồi thường thiệt hại nếu trong phạm vi gói bảo hiểm đó.
Luật sư có cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi hành nghề hay không? (Hình từ Internet)
Luật sư có cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi hành nghề hay không?
Căn cứ Điều 40 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
2. Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
3. Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
4. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
7. Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
8. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
9. Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
10. Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
11. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Luật sư 2006 thì luật sư phải lựa chọn hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.
Đối với các luật sư khi tham gia hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư thì tổ chức hành nghề sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình.
Đối với các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì trước đây tại Điều 52 Luật Luật sư 2006 có quy định về nghĩa vụ của luật sư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên hiện tại quy định này đã bị bãi bỏ bởi khoản 36 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Luật sư hành nghề mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hành nghề luật sư nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mà luật sư đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên;
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên;
c) Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động;
d) Hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định;
đ) Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, các điểm c, d và e khoản 6, khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, văn bản thông báo người bào chữa bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, cá nhân hành nghề luật sư mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài mức xử phạt nêu trên thì cá nhân còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tuy không còn quy định về nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nhưng vẫn có quy định về mức xử phạt đối với luật sư không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?