Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3 (báo động lũ) khi mực nước sông Hồng dâng cao bao nhiêu mét?
- Lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3 (báo động lũ) khi mực nước sông Hồng dâng cao bao nhiêu mét?
- Mực nước sông Hồng, lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 3 thì thực hiện báo động lũ trên xã phường nào?
- Cập nhật tin tức về báo động lũ sông Hồng ở đâu?
Lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3 (báo động lũ) khi mực nước sông Hồng dâng cao bao nhiêu mét?
Theo khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì lũ được giải thích là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
- Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
Bên cạnh đó, cấp báo động lũ được giải thích tại Điều 3 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg là sự phân định cấp độ của lũ.
+ Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
+ Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3 (báo động lũ) khi mực nước sông Hồng dâng cao bao nhiêu mét thì theo quy định tại Phụ lục I Quyết định 05/2020/QĐ-TTg và Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 có quy định mực nước tương ứng với cấp báo động lũ trên sông Hồng như sau:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 14,4 m.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 11,5m.
(3) Sông Hồng - Trạm thủy văn An Cảnh:
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 7,2m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 8,2m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 9,1m.
Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3 (báo động lũ) khi mực nước sông Hồng dâng cao bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)
Mực nước sông Hồng, lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 3 thì thực hiện báo động lũ trên xã phường nào?
Theo quy định tại Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì khi mực nước sông Hồng, lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 1,2,3, việc báo động lũ thực hiện trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã như sau:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây: Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên): Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.
(3) Sông Hồng - Trạm thủy văn An Cảnh: Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Thường Tín, Phú Xuyên.
Như vậy, lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 3 thì theo từng trạm thủy văn, việc báo động lũ sông Hồng sẽ được thực hiện trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã khác nhau.
Cập nhật tin tức về báo động lũ sông Hồng ở đâu?
Cập nhật tin tức về báo động lũ sông Hồng ở đâu thì căn cứ tại Điều 6 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định này.
2. Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên và cấp độ rủi ro thiên tai quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định này.
3. Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ban hành các bản tin động đất, cảnh báo sóng thần và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 8 đến khoản 10 Điều 3 Quyết định này.
4. Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này ban hành là bản tin chính thức, được sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Việt Nam.
Chiếu theo quy định trên, từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin
1. Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực vùng biển phía Tây kinh tuyến 120° Đông, phía Bắc vĩ tuyến 05° Bắc và phía Nam vĩ tuyến 23° Bắc (sau đây gọi là Biển Đông, Phụ lục I Quyết định này) và trên đất liền lãnh thổ Việt Nam; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tới.
2. Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam và các sông liên quốc gia liên quan (Phụ lục II Quyết định này); ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.
5. Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.
6. Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.
...
Và căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai
1. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam.
2. Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan báo chí.
3. Các cơ quan quản lý hệ thống truyền tin về thiên tai.
Như vậy, người dân có thể cập nhật tin tức về báo động lũ sông Hồng chính xác nhất tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cập nhật tin tức tại các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai như:
- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam.
- Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan báo chí.
- Các cơ quan quản lý hệ thống truyền tin về thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?