Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan thẩm định đánh giá việc lồng ghép này về những nội dung gì?

Xin hỏi, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm những nội dung gì? Cơ quan thẩm định đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những nội dung gì? Câu hỏi của anh K.H ở Hà Nội.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được giải thích tại khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
...
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Theo quy định trên, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có những gì?

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
...

Theo đó, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;

- Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;

- Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Cơ quan thẩm định đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những nội dung gì?

Cơ quan thẩm định đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;
d) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định trên, cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;

- Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;

- Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;

- Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ không tạo điều kiện cho con gái học tập có đúng không?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học năm 2024? Bài tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2024 trường học?
Pháp luật
Thuyết trình về bình đẳng giới ngắn gọn năm 2024? Bài thuyết trình về bình đẳng giới trong giáo dục thế nào?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
2,158 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào