Lỗi không xi nhan xe gắn máy phạt bao nhiêu tiền? Người tham gia giao thông khi chuyển làn có phải xi nhan báo trước không?
Người tham gia giao thông khi chuyển làn có phải xi nhan báo trước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc sử dụng làn đường như sau:
Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, người tham gia giao thông khi chuyển làn đường phải xi nhan báo trước và phải đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, khi tham gia giao thông mà trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép.
Lỗi không xi nhan xe gắn máy phạt bao nhiêu tiền? Người tham gia giao thông khi chuyển làn có phải xi nhan báo trước không? (Hình từ Internet)
Lỗi không xi nhan xe gắn máy phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với lỗi không xi nhan của người điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
h) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này;
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
...
Như vậy, người chạy xe gắn máy khi chuyển làn đường mà không có tín hiệu báo trước (tức không bật xi nhan) thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người chạy xe gắn máy không xi nhan khi chuyển làn đường không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
...
Cùng với đó căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với người chạy xe gắn máy khi chuyển làn đường không xi nhan báo trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?