Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác có được hưởng án treo hay không?
- Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác thì bị xử lý hình sự bao nhiêu năm tù?
- Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác có được hưởng án treo không?
- Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác thì được xem xét giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp nào?
Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác thì bị xử lý hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động… thì phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác.
Trường hợp, lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác (thuộc trường hợp phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Những trường hợp phạm tội mà rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác có được hưởng án treo không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
...
Quy định về án treo áp dụng đối những trường hợp khi xử phạt tù không quá 03 năm thì căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo.
Như có trình bày ở trên thì trường hợp lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác (thuộc trường hợp phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Nếu như người phạm tội bị tuyên xử từ 3 năm tù trở xuống thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo theo quy định pháp luật.
Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông
Lợi dụng chức vụ xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác thì được xem xét giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp nào?
Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
Theo như các quy định trên thì khi người phạm tội xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông của người khác nếu có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 thì khi quyết định hình phạt Tòa án căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ mà có thể giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (giảm nhẹ hình phạt) cho người phạm tội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?