Lời chúc sinh nhật ông bà cảm động ý nghĩa? Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu được pháp luật quy định thế nào?
Lời chúc sinh nhật ông bà cảm động ý nghĩa? Lời chúc sinh nhật ông bà ngắn?
Tham khảo qua những lời chúc sinh nhật ông bà cảm động ý nghĩa, lời chúc sinh nhật ông bà ngắn dưới đây:
(1) Chúc mừng sinh nhật ông, cháu chúc ông có thật nhiều sức khỏe, mạnh giỏi và mong ông sống lâu trăm tuổi với tụi con! (2) Hôm nay là sinh nhật của bà, con mong mọi điều tốt đẹp nhất đến với bà, mong bà sẽ mãi xinh đẹp và có thật nhiều sức khỏe để ở bên chúng con! (3) Sinh nhật ông bà đến rồi, hôm nay cháu xin chúc ông bà có thật nhiều niềm vui, yêu đời và yêu nhau mãi mãi! ... Xem thêm: Lời chúc sinh nhật ông bà tại đây. Tải về |
Lưu ý: Thông tin "Lời chúc sinh nhật ông bà cảm động ý nghĩa? Lời chúc sinh nhật ông bà ngắn?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Lời chúc sinh nhật ông bà cảm động ý nghĩa? Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu được pháp luật quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được pháp luật quy định bao gồm những nội dung sau đây:
- Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Như vậy, nếu trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người có nghĩa vụ cấp dưỡng buộc phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ bộ máy cấp xã sau khi bỏ cấp huyện chính thức hoạt động từ ngày 15/8/2025? Sơ đồ bộ máy cấp xã sau sáp nhập?
- Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5? Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về những vấn đề gì?
- Danh mục hàng hóa nguy hiểm mới nhất hiện nay theo Nghị định 161? Tải về file Word? Tải về File PDF?
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì?
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM dịp 30 4 từ ngày 25 4 đến 30 4 2025 như thế nào? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?