Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo?

Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Người phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo? Chung sống như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ bị xử phạt hành chính thế nào?

Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì?

Căn cứ tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khung hình phạt đối với tội loạn luân như sau:

Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
...

Như vậy, có thể hiểu loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Người phạm tội loạn luân có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, tùy theo tính chất, mức độ hành vi và các tình tiết cụ thể của vụ việc.

Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo?

Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo? (Hình từ Internet)

Người phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) quy định điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

+ Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

+ Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.

Như vậy, người phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 có thể được hưởng án treo theo quy định nếu đảm bảo đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Chung sống như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ bị xử phạt hành chính thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
...

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...

Theo đó, những người có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người cùng dòng máu về trực hệ hoặc với người có họ trong phạm vi ba đời thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Tội loạn luân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loạn luân là gì? Tội loạn luân là gì? Phạm Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo?
Pháp luật
Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt là bao nhiêu năm tù? Phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
Pháp luật
Phạm tội hiếp dâm trẻ em hay tội loạn luân khi chú ruột cưỡng ép cháu gái quan hệ tình dục? Hình phạt nào sẽ được áp dụng?
Người chưa thành niên phạm tội loạn luân thì bị xử lý như thế nào?
Người chưa thành niên phạm tội loạn luân thì bị xử lý như thế nào? Phạm tội loạn luân bao lâu thì được xóa án tích?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội loạn luân
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội loạn luân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội loạn luân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào