Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào?
- Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào?
- Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào?
- Chế độ báo cáo của nhà đầu tư thực iện dự án theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định tại Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BCT như sau:
Lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi Bộ Công Thương quản lý
Các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công trong các lĩnh vực:
1. Nhà máy điện (bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo); đường dây tải điện.
2. Công trình kết cấu hạ tầng thương mại
a) Chợ;
b) Trung tâm thương mại, siêu thị;
c) Trung tâm hội chợ triển lãm;
d) Trung tâm logistic;
đ) Kho hàng hóa.
3. Các dự án khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Như vậy, theo quy định trên thì lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như sau:
- Nhà máy điện (bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo); đường dây tải điện.
- Công trình kết cấu hạ tầng thương mại
+ Chợ;
+ Trung tâm thương mại, siêu thị;
+ Trung tâm hội chợ triển lãm;
+ Trung tâm logistic;
+ Kho hàng hóa.
- Các dự án khác theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào?
Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP
1. Xây dựng và tổ chức phổ biến chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức đối tác công tư.
3. Tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án được công bố.
4. Tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi.
5. Công bố các đề xuất dự án được phê duyệt.
6. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
7. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện dự án.
8. Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đầu mối quản lý hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm như sau:
- Xây dựng và tổ chức phổ biến chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức đối tác công tư.
- Tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án được công bố.
- Tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Công bố các đề xuất dự án được phê duyệt.
- Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
- Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện dự án.
- Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chế độ báo cáo của nhà đầu tư thực iện dự án theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo của nhà đầu tư thực iện dự án theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương được quy định tại Điều 30 Thông tư 38/2015/TT-BCT như sau:
Chế độ báo cáo của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Báo cáo định kỳ
a) Định kỳ 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 và cả năm trước ngày 10 tháng 02 hàng năm, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lập báo cáo gửi về đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP và các đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực.
b) Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư lập và gửi Bộ Công Thương các loại báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư.
c) Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ về tiến độ công việc thực hiện tính đến thời điểm báo cáo (tiến độ giải ngân vốn, tiến độ thực hiện các hạng mục...); các vấn đề tồn tại, phát sinh và đề xuất phương án giải quyết; kế hoạch dự kiến triển khai.
3. Báo cáo đột xuất
a) Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
b) Nhà đầu tư có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà đầu tư thực iện dự án theo hình thức đối tác công tư được quản lý bởi Bộ Công thương phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện báo cáo theo các quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?