Liên kết đào tạo có bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm yêu cầu về phạm vi liên kết đào tạo không? Trường hợp nào liên kết đào tạo bị chấm dứt theo quy định pháp luật?
- Liên kết đào tạo có bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm yêu cầu về phạm vi liên kết đào tạo không?
- Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ra sao?
- Trường hợp nào liên kết đào tạo bị chấm dứt?
- Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục chấm dứt liên kết được quy định như thế nào?
Liên kết đào tạo có bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm yêu cầu về phạm vi liên kết đào tạo không?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp đình chỉ tuyển sinh liên kết đào tạo như sau:
"1. Liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định này."
Theo đó, liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định về:
- Phạm vi, quy mô, tuyển sinh và ngôn ngữ giảng dạy trong liên kết đào tạo;
- Chương trình đào tạo;
- Cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm;
- Đội ngũ giảng viên;
- Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ.
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi liên kết đào tạo như sau:
"1. Phạm vi liên kết đào tạo.
a) Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;
b) Cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận."
Như vậy, liên kết đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm yêu cầu về phạm vi liên kết đào tạo.
Liên kết đào tạo có bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm yêu cầu về phạm vi liên kết đào tạo không?
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ra sao?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh có trách nhiệm:
- Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
- Bảo đảm người học đang theo học liên kết đào tạo được tiếp tục học tập;
- Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
Trường hợp nào liên kết đào tạo bị chấm dứt?
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 26 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp liên kết đào tạo bị chấm dứt như sau:
(1) Liên kết đào tạo chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết đào tạo;
- Theo đề nghị của các bên liên kết;
- Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
- Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt;
- Đã bị đình chỉ và không khắc phục được vi phạm để bảo đảm các nội dung quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định này.
(2) Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi liên kết đào tạo bị chấm dứt hoạt động:
- Liên hệ để chuyển số học viên đã được tuyển sinh theo quy định sang cơ sở giáo dục khác;
- Bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc liên kết đào tạo bị đình chỉ hoặc bị chấm dứt hoạt động mà người học không được hoặc không muốn chuyển sang học ở cơ sở giáo dục khác;
- Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên, giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;
- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục chấm dứt liên kết được quy định như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 26 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bên liên kết và chế độ báo cáo như sau:
- Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
- Đơn đề nghị chấm dứt liên kết theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
- Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; nếu liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài chưa được chấm dứt thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?