Liên Đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tổ chức này có con dấu và tài khoản riêng không?
Liên Đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Tổ chức này có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ theo Điều 64 Luật Luật sư 2006, và khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.
Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có Điều lệ.
Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ củaLiên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
Như vậy Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.
Liên đoàn luật sư Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Luật sư 2006, và khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam gồm có:
a) Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;
c) Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;
d) Các cơ quan khác do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
Như vậy cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam là Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc
Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 và khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Căn cứ quy định của Luật này và pháp luật về hội, Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc thông qua Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được áp dụng thống nhất đối với Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư.
2. Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam;
c) Mối quan hệ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư;
d) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;
đ) Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;
e) Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;
g) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;
h) Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự, thủ tục tiến hành đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
i) Việc ban hành nội quy của Đoàn luật sư;
k) Tài chính của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
I) Khen thưởng, kỷ luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
m) Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
n) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được thông qua, Hội đồng luật sư toàn quốc gửi Bộ Tư pháp Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam để xem xét phê duyệt. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?