Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không? Quyền hạn của Liên đoàn là gì?
Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 quy định về lĩnh vực và phạm vi hoạt động như sau:
Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
1. Liên đoàn hoạt động trong lĩnh vực môn bóng bàn trên phạm vi toàn quốc.
2. Liên đoàn là thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF), Hiệp hội Bóng bàn Châu Á (ATTU), Hiệp hội Bóng bàn Đông Nam Á (SEATTA) và là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam.
Theo đó, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam.
Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không? Quyền hạn của Liên đoàn là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Liên đoàn tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Hoạt động của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về lĩnh vực thể dục thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn; tuân thủ theo quy định của các tổ chức quốc tế khác mà Liên đoàn là thành viên.
Theo quy định trên, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, không vì mục đích lợi nhuận.
Quyền hạn của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Liên đoàn.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn theo quy định của pháp luật
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Liên đoàn và hội viên theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Liên đoàn; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Liên đoàn.
5. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Liên đoàn, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Liên đoàn và lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Liên đoàn.
9. Được gây quỹ Liên đoàn trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, quảng cáo theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
10. Được huy động và nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
11. Liên đoàn được tham gia ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
12. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về hội.
Theo đó, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có quyền được gây quỹ Liên đoàn trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, quảng cáo theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
Đồng thời kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Liên đoàn và lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 771/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Liên đoàn như sau:
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn
1. Đại hội đại biểu Liên đoàn.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các ban chức năng, Văn phòng và tổ chức trực thuộc.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 15 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?